Volumes

cyil 2010
volume I

Second Decade Ahead:
Tracing the Global Crisis

visit volume I
webpage

cyil 2011
volume II

Rights of the Host States within the
System of International Investment Protection

visit volume II
webpage

cyil 2012
volume III

Public Policy
and Order Policy

visit volume III
webpage

cyil 2013
volume IV

Regulatory Measures
and Foreign trade

visit volume IV
webpage

cyil 2014
volume V

The Role of Governmental and Non-governmental
Organizations in the 21st Century

visit volume V
webpage

cyil 2015
volume VI

International Transportation

visit volume VI
webpage

About the project
cyil_symbol

Về dự án
Niên giám Luật Quốc tế của Séc (Czech Yearbook of International Law®)

Luật quốc tế đại diện cho một khía cạnh quan trọng trong chính trị đối ngoại của Séc và việc quảng bá cho lĩnh vực này. Xét cho cùng, đa phương và việc quảng bá và thực hiện nhân quyền nằm trong các ưu tiên của chính sách ngoại giao của Séc. Nói chung, các luận điểm pháp lý và luận điểm nhân quyền là một phần quan trọng của đối thoại chính trị cả trong các quan hệ song phương và trong phạm vi EU.
Việc nghiên cứu luật quốc tế luôn luôn đóng góp, dù lúc ít lúc nhiều, vào sự hình thành các mục tiêu của chính sách luật quốc tế và việc áp dụng các mục tiêu đó trong thực tiễn. Từ góc độ này, cam kết của các chuyên gia học thuật (đặc biệt là các khoa luật, Viện Nhà nước và Pháp luật tại Viện Hàn lâm Khoa học Séc, và Viện Quan hệ Quốc tế tại Bộ Ngoại giao Séc) có thể bổ sung và tăng cường đáng kể khả năng của các vụ có thẩm quyền tại Bộ Ngoại giao Séc, do nhân viên của họ luôn hết sức bận rộn với các nhiệm vụ hành chính và hoạt động. Tuy nhiên, điều cần thiết không phải chỉ là sự đóng góp của việc nghiên cứu pháp lý (đặc biệt là dưới hình thức các dự án khoa học và ý kiến của chuyên gia) ở mức (và cho các nhu cầu và mục đích) của Bộ Ngoại giao Séc, mà còn là một hình thức thích hợp để trình bày công việc này ra bên ngoài, nghĩa là cho người dân Séc và (trên hết) xã hội chuyên môn và học thuật quốc tế.
Vai trò của tư pháp quốc tế đã trở nên không thể tách rời khỏi lĩnh vực chính trị quốc tế (và công pháp quốc tế với tư cách là một công cụ của chính trị quốc tế) – mặc dù có những khác biệt căn bản giữa hai lĩnh vực về nguồn gốc, mặt khái niệm và hệ thống, và mặt chức năng, các mục tiêu mà hai lĩnh vực này theo đuổi đan xen hoặc bổ sung lẫn nhau trong rất nhiều trường hợp. Xét cho cùng, chúng ta có thể gặp các ví dụ về quan hệ lẫn nhau giữa hai lĩnh vực này hàng ngày, ở mọi nơi ta nhìn đến.
Với tinh thần đó, ý tưởng của các biên tập viên là lập ra một tạp chí đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Anh dành cho quốc tế trong mọi lĩnh vực. Cộng hòa Séc có nhiều học giả xuất sắc trong lĩnh vực luật quốc tế (cả công pháp quốc tế lẫn tư pháp quốc tế) đã có những công trình chất lượng rất cao từ các dự án sư phạm, khoa học và chuyên môn (và trong quá trình họ kết hợp với hành nghề luật), nhưng hiện chưa có diễn đàn nào đủ chất lượng để giới thiệu những công trình đó ra toàn thế giới.



 
cyarb You may also be interested in:
Czech (& Central European) Yearbook of
Arbitration webpage